Những lưu ý khi thiết kế nội thất văn phòng
24 Tháng 1, 2025

Thiết kế nội thất văn phòng không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp bàn ghế hay lựa chọn màu sắc. Đó còn là quá trình kiến tạo một không gian làm việc hài hòa giữa thẩm mỹ, công năng và nhiều yếu tố khác. Một văn phòng được thiết kế hiệu quả không chỉ giúp nâng cao năng suất làm việc mà còn truyền tải hình ảnh chuyên nghiệp của công ty đến đối tác và khách hàng. Vì vậy, việc lưu ý các yếu tố trong thiết kế nội thất văn phòng đóng vai trò quan trọng để tạo nên một môi trường làm việc hiện đại, thoải mái và sáng tạo. Cùng TECO điểm qua những lưu ý khi thiết kế nội thất văn phòng qua bài viết dưới đây. 

Thiết kế nội thất văn phòng phù hợp với lĩnh vực hoạt động

Tùy vào lĩnh vực hoạt động, ngành nghề khác nhau mà lựa chọn phong cách thiết kế nội thất văn phòng phù hợp. 

  • Đối với lĩnh vực sáng tạo như ngành quảng cáo, đồ họa cần có sự phá cách, sử dụng tông màu đậm. Thiết kế văn phòng cần phải có yếu tố sáng tạo bằng việc sử dụng gam màu sống động hoặc theo phong cách thương hiệu để kích thích sự sáng tạo. Ngoài ra, có thể sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, hình vẽ tường hoặc đồ trang trí sáng tạo. Việc bố trí nội thất ấn tượng sẽ giúp khơi nguồn sáng tạo cho nhân viên. 
  • Đối với ngành tài chính, kế toán, pháp lý thì cần đảm bảo yếu tố chuyên nghiệp, hỗ trợ hiệu quả làm việc cho nhân viên và củng cố niềm tin từ đối tác và khách hàng.

Thiết kế văn phòng cho những ngành sáng tạo cần có sự phá cách.

Bố trí nội thất khoa học, phù hợp với diện tích

Bố trí nội thất văn phòng là yếu tố cần được lưu tâm khi tiến hành thiết kế văn phòng. Kích thước nội thất và số lượng nội thất phụ thuộc vào diện tích văn phòng của bạn. Với văn phòng diện tích lớn cần kích thước nội thất lớn, nhiều chi tiết trang trí và số lượng nội thất cũng nhiều. Ngược lại với văn phòng diện tích nhỏ, cần tối ưu không gian với nội thất đa năng, nhỏ gọn và tối giản. 

Để tối ưu diện tích văn phòng và không gian làm việc, cần lưu ý:

  • Nghiên cứu kỹ về phương án bố trí mặt bằng 
  • Sắp xếp nội thất khoa học, thuận tiện di chuyển
  • Ưu tiên sử dụng các nội thất đa năng, linh hoạt 

Đối với văn phòng có diện tích nhỏ, cần sử dụng nội thất nhỏ gọn, đa năng. 

Cung cấp đủ nguồn sáng cho văn phòng

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng đối với một không gian văn phòng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên. Ngoài chức năng chiếu sáng, ánh sáng giúp tôn lên vẻ đẹp của nội thất văn phòng, tăng tính thẩm mỹ. Một số điểm cần chú trọng về nguồn ánh sáng cung cấp cho văn phòng. 

  • Bố trí đồng đều: Đảm bảo tất cả các khu vực cần có đủ ánh sáng, ưu tiên các nguồn sáng từ cửa sổ, đảm bảo không gây lóa mắt khi làm việc. 
  • Kết hợp cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo: Khuyến nghị nên dùng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ để làm ánh sáng tổng thể và điều chỉnh thông qua rèm cửa. Nếu vị trí văn phòng không có nhiều ánh sáng tự nhiên, nên bổ sung đủ ánh sáng nhân tạo từ đèn trần, đèn phòng làm việc hài hòa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Chú trọng đến thiết kế ánh sáng làm điểm nhấn: Văn phòng có thể sử dụng ánh sáng trang trí để làm nổi bật logo, thương hiệu, hoặc các  khu vực đặc biệt như quầy lễ tân. Ngoài ra, có thể kết hợp đèn bàn hoặc đèn góc vừa bổ sung ánh sáng nhân tạo, vừa  tăng tính thẩm mỹ. 
  • Phù hợp với chức năng không gian của từng phòng: Ví dụ khu vực làm việc, cần sử dụng ánh sáng trắng hoặc trung tính để làm việc hiệu quả. Đối với phòng họp thì dùng ánh sáng dịu nhẹ để tạo không gian sang trọng nhưng không căng thẳng – còn đối với khu vực thư giãn cần dùng ánh sáng ấm áp tạo cảm giác thư giãn và thoải mái. 
  • Thiết kế hệ thống ánh sáng phù hợp với diện tích phòng: Nếu có diện tích văn phòng rộng, nên ưu tiên sử dụng đèn trần với một số bóng đèn nhỏ trong góc phòng. Ngược lại, văn phòng diện tích nhỏ nên sử dụng đèn neon để giảm nhiệt.

Tầm quan trọng của ánh sáng đối với thiết kế nội thất văn phòng.

Chú ý đến phối màu trong thiết kế nội thất văn phòng

Quy luật phổ biến trong thiết kế nội thất văn phòng là quy luật 60-30-10 trong đó màu chính là 60%, màu phụ là 30% và màu nhỏ là 10%. 

Cụ thể 60% diện tích sẽ được sơn màu chủ đạo cho toàn bộ không gian. Màu được chọn thường là màu nền như be, xám, trắng hoặc các tông màu nhẹ nhàng khác. 30% diện tích sẽ sử dụng màu sắc phụ, tạo ra sự cân bằng và làm nổi bật cho không gian. Đây được xem là màu tương phản với màu chủ đạo, cũng như tạo sự cân bằng cho không gian và giúp không gian trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Trong khi đó, 10% còn lại dùng cho màu nổi bật nhất trong không gian, tạo điểm nhất cũng như gây ấn tượng. 

Quy luật phối màu trong thiết kế nội thất là 60-30-10.

Coi trọng nguyên tắc phong thủy khi bố trí văn phòng

Ngoài các yếu tố về mặt kiến trúc, nội thất, công năng, một văn phòng cần phải có sự cân bằng và chú ý về yếu tố phong thủy. Khi thiết kế không gian văn phòng cần chú trọng đến các yếu tố như vị trí, phương hướng, và tránh những điều vi phạm phong thủy văn phòng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, vận khí, sự hưng thịnh của công ty.  Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý khi sắp xếp nội thất khoa học và hợp phong thủy:

  • Tránh đặt bàn làm việc đối diện cửa ra vào hay cửa phòng vệ sinh 
  • Lối đi và hành lang cần rộng để thu hút được nhiều năng lượng và sinh khí tốt
  • Chất liệu, màu sắc, bàn làm việc cần chọn loại hợp mệnh với giám đốc, CEO 
  • Lưu ý khoảng cách giữa người với người và giữa các dãy bàn cần rộng rãi, thoáng mát, thoải mái
  • Vị trí, phương hướng: Trước tiên, nên xem xét cung của người lãnh đạo để chọn đặt hướng làm việc tốt. Vị trí ngồi phía trước thì nên hướng ra cửa sổ lớn, còn phía sau lưng nên có điểm tựa để tạo sự vững chắc, kiên cố.

Lối đi và hành lang cần rộng và thông tháo để thu hút nhiều sinh khí tốt.

Với những lưu ý quan trọng như thiết kế văn phòng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, bố trí nội thất khoa học, cung cấp đủ nguồn sáng, chú ý đến phối màu và nguyên tắc phong thủy, doanh có thể kiến tạo một không gian làm việc chuyên nghiệp, năng suất và truyền cảm hứng cho nhân viên. Đầu tư vào thiết kế văn phòng chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững và thành công lâu dài của một doanh nghiệp.