xây dựng nhà xưởng

Dịch vụ xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương chuyên nghiệp, đáng tin cậy

13 Tháng 3, 2025

Xây dựng nhà xưởng công nghiệp cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu về kết cấu, kỹ thuật cũng như các quy trình an toàn và tiêu chuẩn chất lượng cao. Một nhà xưởng chuyên nghiệp sẽ mang lại lợi ích tối ưu hóa sản xuất, đảm bảo an toàn lao động và nâng cao tuổi thọ công trình. Trong bài viết dưới đây, TECO sẽ chia sẻ toàn bộ quy trình về xây dựng nhà xưởng công nghiệp chuyên nghiệp và dự án nhà máy Showa Gloves tại Bình Dương. 

Quy trình xây dựng nhà xưởng

1. Khảo sát và lập kế hoạch dự án 

Khảo sát địa điểm xây dựng đảm bảo nền móng công trình ổn định, vững chắc và chịu lực. Quá trình khảo sát bao gồm các công việc dưới đây:

Đánh giá điều kiện địa chất và nền đất: Đơn vị thi công sẽ tiến hành khoan thăm dò, lấy mẫu đất để phân tích các chỉ số quan trọng như độ chặt, độ ẩm, hệ số thấm đất, độ lún. Ngoài ra, cần phải xác định khả năng chịu tải của nền đất. Việc này giúp lựa chọn phương án móng phù hợp. Kiểm tra địa chất khu vực là cần thiết để phát hiện các nguy cơ sụt lún, trượt đất, đá ngầm hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến nền móng công trình. 

Xác định hướng gió, hướng nắng để bố trí hệ thống thông gió và ánh sáng tự nhiên: Đo lường hướng gió để thiết kế hệ thống thông gió và tính toán hướng nắng để bố trí cửa sổ, mái che, hệ thống che nắng phù hợp

Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước và giao thông nội bộ: Đánh giá về vị trí và chất lượng hệ thống cấp nước đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất và PCCC cũng như kiểm tra khả năng thoát nước để thiết kế hệ thống thoát nước ngăn tình trạng ngập úng mùa mưa. Giao thông nội bộ trong nhà máy công nghiệp cũng hết sức quan trọng. Cần thiết kế hệ thống giao thông đảm bảo vận chuyển thuận tiện và thông suốt. 

2. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật 

 Bản thiết kế kỹ thuật bao gồm các yếu tố:

  • Thiết kế kiến trúc: Bố trí không gian hợp lý để tối ưu hóa công năng và đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình vận hành sản xuất. Các khu vực như khu vực sản xuất, kho bãi, văn phòng, canteen, nhà xe, nhà bảo vệ, đường nội bộ, lối thoát hiểm cần phân chia hợp lý để tạo điều kiện làm việc hiệu quả và an toàn. 
  • Thiết kế kết cấu: Dựa trên khảo sát nền đất và yêu cầu tải trọng của công trình để lựa chọn loại móng phù hợp, đảm bảo tính bền vững của công trình. Khi lên bản vẽ kết cấu, cần xác định vật liệu xây dựng cho cột, dầm, kèo là thép hoặc bê tông cốt thép nhằm đảm bảo tính chịu lực tốt.
  • Thiết kế hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy (PCCC): Hệ thống điện nhà xưởng cần phải được tính toán phù hợp với công suất của hệ thống máy móc nhà máy để tránh quá tải, chập cháy. Hệ thống nước cần đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy phải được trang bị bình chữa cháy, hệ thống phun nước tự động, lối thoát hiểm và hệ thống cảnh báo khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống.

3. Xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

Sau khi hoàn thiện giai đoạn khảo sát và thiết kế bản vẽ kỹ thuât, cùng các hồ sơ liên quan theo quy định của pháp luật, nhà thầu hoặc  chủ đầu tư cần tiến hành xin cấp phép xây dựng nhà xưởng. Song song, chủ đầu tư tiến hành các công tác của quá trình lựa chọn nhà thầu thi công, tư vấn giám sát cũng như quản lý dự án tùy vào khả năng và nhu cầu của mình.

4. Thi công móng và nền

Móng và nền là hai yếu tố quyết định sự bền vững và an toàn của nhà xưởng. Một hệ thống móng và nền đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được khả năng chịu tải, tuổi thọ công trình, giảm thiểu rủi ro và tối ưu chi phí vận hành. Dưới đây là tóm tắt các bước thi công móng và nền nhà xưởng:

4.1. Chuẩn bị mặt bằng

Trước khi thi công móng, cần giải phóng mặt bằng, di dời các vật cản và xử lý nền đất nếu cần thiết. Sau đó, mặt bằng cần được san lấp theo đúng cao độ thiết kế. Đảm bảo mặt bằng bằng phẳng và ổn định để thi công móng. 

4.2 Thi công móng

Dựa vào điều kiện nền đất và tải trọng công trình, lựa chọn loại móng phù hợp như móng đơn, móng băng hoặc móng cọc.  Cần kiểm tra kỹ chất lượng của các vật liệu đổ bê tông là bê tông và cốt thép trước khi thi công móng. Cuối cùng, tiến hành đổ bê tông móng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo độ bền vững và khả năng chịu tải của công trình.

Thi công móng nhà xưởng công nghiệp.

Thi công móng nhà xưởng công nghiệp.

4.3 Thi công nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng được đổ bê tông chịu lực, đảm bảo khả năng chịu tải và độ bền cao. Quá trình gia cố nền áp dụng các biện pháp như nén chặt, sử dụng vật liệu chống thấm và chống nứt, giúp tăng độ ổn định và kéo dài tuổi thọ công trình.

Công tác đổ bê tông hệ nền siêu phẳng cho nhà xưởng.

Công tác đổ bê tông hệ nền siêu phẳng cho nhà xưởng.

5. Thi công phần kết cấu nhà xưởng

Có hai loại kết cấu nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay là khung thép tiền chế và bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép đúc sẵn (precast concrete). Việc lựa chọn giải pháp kết cấu công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công năng, chi phí, thời gian thi công và đặc điểm địa chất. Đối với công trình cần thi công nhanh, linh hoạt, không gian lớn nên chọn khung thép tiền chế.  Trong khi đó, bê tông cốt thép phù hợp với công trình cần kết cấu bền vững, chịu lực tốt.  Nếu sử dụng kết cấu thép thì các cấu kiện sẽ được gia công sẵn tại xưởng, sau đó được vận chuyển đến địa điểm công trình để lắp ráp. Riêng đối với cấu kiện bê tông cốt thép thì được thi công trực tiếp tại xưởng.

TECO thi công cấu kiện bê tông đúc sẵn dự án SMC Long Đức. 

TECO thi công cấu kiện bê tông đúc sẵn dự án SMC Long Đức. 

Tiếp theo, kèo mái và xà gồ được lắp đặt, giúp gia cố hệ thống khung nhà xưởng, đảm bảo khả năng chịu lực và độ ổn định. Sau khi hoàn thiện phần khung, công đoạn lợp mái và hoàn thiện tường bao được thực hiện. Tôn hoặc vật liệu cách nhiệt được sử dụng để lợp mái, giúp giảm nhiệt độ bên trong nhà xưởng và tăng độ bền cho công trình.

Xem thêm: Cấu kiện bê tông đúc sẵn là gì – Phân loại và lợi ích của cấu kiện

6. Thi công hệ thống kỹ thuật nhà xưởng 

Tiếp đến là quá trình thi công hệ thống kỹ thuật nhà xưởng bao gồm: 

Hệ thống điện: Đảm bảo thi công đúng sơ đồ thiết kế, đảm bảo an toàn, hiệu suất cao. Quá trình lắp đặt bao gồm nhiều hạng mục như hệ thống chiếu sáng, tủ điện, các thiết bị máy móc, đáp ứng được nhu cầu vận hành của nhà xưởng. Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra, nghiệm thu đảm bảo đi vào hoạt động ổn định và an toàn. 

Hệ thống cấp thoát nước: Các đường ống cấp và thoát nước cần phải lắp đặt theo tiêu chuẩn đảm bảo việc cung cấp nước và thoát nước ổn định, hiệu quả. Hệ thống thoát nước phải chống rò rỉ, chống tắc nghẽn giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru. 

Hệ thống Phòng cháy chữa cháy: Trang bị các thiết bị và hệ thống PCCC theo quy định pháp luật từ bình chữa cháy, hệ thống phun nước tự động và cảm biến khói. Tất cả các thiết bị được kiểm tra định kỳ để đảm bảo tuân thủ quy định về An toàn PCCC. Nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình vận hành nhà xưởng.

Lắp đặt thiết bị hoặc quy trình công nghệ: Thi công, bố trí máy móc hoặc hệ thống công nghiệp theo thiết kế để đảm bảo chúng hoạt động đúng theo các yêu cầu kỹ thuật và công suất.

Thi công hệ thống trụ cấp nước chữa cháy.

Thi công hệ thống trụ cấp nước chữa cháy.

7. Hoàn thiện bề mặt  – Nghiệm thu – Bàn giao công trình cho chủ đâu

Sau khi hoàn thành quá trình thi công kết cấu và hệ thống kỹ thuật nhà xưởng, công đoạn hoàn thiện được tiến hành để nâng cao tính thẩm mỹ của công trình. Tường được sơn hoàn thiện, còn nhà xưởng có thể phủ epoxy hoặc sử dụng các vật liệu chuyên dụng để nâng cao độ bền, chống trơn trượt và chịu tải trọng lớn.

Trước khi bàn giao, công trình được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng. Quá trình nghiệm thu diễn ra theo từng hạng mục, bao gồm móng, kết cấu khung, hệ thống kỹ thuật và hoàn thiện bề mặt. Hệ thống An toàn Phòng cháy chữa cháy cũng được kiểm tra toàn diện để đảm bảo công trình vận hành ổn định, đáp ứng yêu cầu sử dụng trước khi đưa vào hoạt động.

Sau khi chủ đầu tư phê duyệt nghiệm thu, quá trình bàn giao được thực hiện.  Các hồ sơ kỹ thuật được bản giao đầy đủ, kèm với các hướng dẫn vận hành và bảo trì các hệ thống. Từ đây, nhà xưởng chính thức đi vào hoạt động sản xuất và vận hành.

TECO thực hiện công tác thi công hoàn thiện nhà máy Pocari Sweat tại Vũng Tàu.

TECO thực hiện công tác thi công hoàn thiện nhà máy Pocari Sweat tại Vũng Tàu.

Các tiêu chuẩn cần đảm bảo khi xây dựng nhà xưởng

Nền móng vững chắc

Nền móng là yếu tố quan trọng quyết định độ bền vững của toàn bộ công trình. Nếu nền đất yếu cần thực hiện các biện pháp phù hợp như đóng cọc, ép cọc bê tông hoặc cải tạo nền bằng phương pháp đầm chặt, bơm vữa xi măng để nâng cao khả năng chịu tải. Thi công nền móng phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Nhằm tránh tình trạng sụt lún, ảnh hưởng tuổi thọ công trình.

Kết cấu đạt chất lượng

Hệ thống kết cầu từ cột, dầm kèo phải có khả năng chống chịu từ tác động môi trường. Riêng hệ thống mái và tường xung quanh cần sử dụng vật liệu cách nhiệt, chống ồn, chống thấm để bảo vệ chúng trước các tác động của môi trường. 

Vật liệu xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe

Vật liệu xây dựng cho công trình phải có xuất xứ rõ ràng, tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng. Từ bê tông, xi măng, thép xây dựng, kết cấu thép, bulong liên kết, đến vật liệu xây tường, mái, sơn, … cần phải được đảm bảo chất lượng, an toàn và độ bền cao. 

Vật liệu xây dựng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng.

Vật liệu xây dựng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng.

Thi công an toàn 

 Đội ngũ công nhân phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, đào tạo và huấn luyện về an toàn lao động, các quy tắc làm việc trên cao, và cách sử dụng máy móc và thiết bị.  Trong quá trình đi vào hoạt động và sản xuất, luôn luôn trang bị các thiết bị an toàn, phòng cháy chữa cháy, biển cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn lao động.

Hệ thống kỹ thuật đạt chuẩn chất lượng

Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu suất và tuân thủ pháp luật, đơn vị nhà thầu thi công và chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần nghiệm thu kỹ lưỡng các hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông gió và làm mát, hệ thống PCCC. Sau khi hoàn tất nghiệm thu, cần lập biên bản bàn giao chi tiết, cũng như hướng dẫn vận hành các hệ thống  cho nhân viên nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra an toàn, hiệu quả và lâu dài. 

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường

Các quy định về môi trường được xem là yếu tố bắt buộc trong lĩnh vực  xây dựng nhà xưởng. Từ hệ thống thoát nước mưa, thu gom và thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải phải đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần đảm bảo kiểm soát tiếng ồn, độ rung trong quá trình vận hành máy móc để không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

Dự án xây dựng nhà xưởng Showa Gloves tại  Bình Dương

  • Chủ đầu tư: Showa Gloves Việt Nam
  • Loại hình dự án: Nhà máy 
  • Gói thầu: Công tác kết cấu 
  • Quy mô: 1 ha 
  • Trạng thái: Đang thi công 
  • Địa điểm: KCN VSIP 1, Thuận An, Bình Dương

TECO đảm nhận vai trò nhà thầu cho dự án xây dựng nhà xưởng Showa Gloves. Nhà xưởng tọa lạc tại KCN VSIP 1 tại Bình Dương với công tác kết cấu nhà xưởng. TECO thi công phần móng và nền nhà xưởng, đảm bảo kết cấu vững chắc, ổn định cho công trình. Sau khi hoàn thiện móng, tiếp tục tiến hành lắp đặt cốt thép, thi công cột, dầm, sàn, đáp ứng yêu cầu chịu tải và độ bền lâu dài. Toàn bộ quá trình thi công được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương.

Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương.

Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương.Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương.

Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương. Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương. 

Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng  tại Bình Dương. Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng  tại Bình Dương. 

Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương.Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương.

 Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương.  Hình ảnh thực tế xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương. 

Xem thêm:

Xây dựng nhà máy tại Fujiya tại Long An

Xây dựng nhà máy Pocari tại Vũng Tàu

Xây dựng nhà máy SMC Long Đức tại Đồng Nai 

Kết luận

Quy trình xây dựng nhà xưởng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ rất nhiều giai đoạn, từ khảo sát công trình, thiết kế, xin giấy phép đến thi công và hoàn thiện. Mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo công trình đạt chất lượng, an toàn, bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài. TECO hy vọng rằng qua bài viết này, chủ đầu tư có thể nắm rõ được quy trình hoàn chỉnh để xây dựng  nhà xưởng, các tiêu chuẩn cần nắm rõ. Từ đó, chủ đầu tư có thể lựa chọn được đơn vị thi công nhà xưởng uy tín cho doanh nghiệp. 

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG TECO – Nơi kiến tạo giá trị cuộc sống

  • Địa chỉ: 39 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Bến Nghé, Q1, TP. HCM
  • Văn phòng đại diện: Số 85, Đường số 19, P. An Phú, TP.Thủ Đức
  • Email: teco@tecoarch.com
  • Hotline: 02866 596 979 – 0911 111 929