
Sàn siêu phẳng là gì? Quy trình đổ bê tông sàn siêu phẳng
Trong các công trình nhà máy, nhà xưởng công nghiệp, kho bãi, trung tâm logistics, sàn siêu phẳng đang trở thành một tiêu chuẩn quan trọng giúp nâng cao hiệu suất hoạt động và giảm thiểu chi phí bảo trì. Nhưng sàn siêu phẳng là gì? Đặc điểm nổi bật của loại sàn này là gì? Và làm thế nào để đổ bê tông sàn đạt độ phẳng tối ưu? Qua bài viết này, TECO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm sàn siêu phẳng và quy trình thi công để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Sàn siêu phẳng là gì?
Sàn siêu phẳng (Superflat Floor) là loại sàn bê tông được thi công với độ phẳng và độ bằng cao hơn so với tiêu chuẩn thông thường. Loại sàn này ra đời đáp ứng yêu cầu khắt khe của hệ thống kho vận, sản xuất và tự động hóa. Nó giúp làm giảm thiểu sai số trong quá trình vận hành thiết bị cơ giới như xe nâng, robot di chuyển tự động, dây chuyền sản xuất và hệ thống giá kệ cao tầng. Cụ thể, sàn siêu phẳng giúp giảm thiểu độ rung của xe nâng, tăng tốc độ di chuyển của xe mà không ảnh hưởng đến hàng hóa và máy móc. Ứng dụng phổ biến của sàn siêu phẳng là
- Kho hàng tự động và hệ thống giá kệ cao tầng: giảm độ rung lắc của xe nâng, tối ưu hiệu suất vận hành
- Sân bay, trung tâm thương mại, bệnh viện: độ bằng phẳng cao giúp đảm bảo an toàn và tăng độ bền công trình.
- Nhà máy sản xuất, nhà xưởng công nghiệp với yêu cầu cao về bề mặt sàn
- Các trung tâm logistics, bãi đỗ xe tự động, kho lạnh
- Công trình yêu cầu xe nâng hoạt động ổn định với độ rung tối thiểu
Khái niệm sàn siêu phẳng
Đặc điểm nổi bật của sàn siêu phẳng
Khả năng chịu tải lớn
Ngoài độ phẳng cao, sàn siêu phẳng còn được thiết kế để chịu tải trọng động và tĩnh cao, phù hợp với xe nâng có tải trọng lớn.
Nhờ sử dụng bê tông cường độ cao kết hợp với lưới thép, sàn có thể chịu được tải trọng lớn từ xe nâng hạng nặng và hệ thống kệ hàng cao tầng cũng như các thiết bị tự động hóa như robot vận chuyển.
Độ phẳng cao
Sàn siêu phẳng có yêu cầu cao về độ phẳng của bề mặt ở mức milimet hoặc thậm chí là micron. Trong quá trình thi công cần phải sử dụng các loại máy móc hiện đại để đảm bảo bề mặt mịn và phẳng trơn.
Đặc điểm nổi bật của loại sàn này là độ phẳng cao.
Chống mài mòn, độ bền cao
Vì có khả năng chống mài mòn tốt nên sàn siêu phẳng được ứng dùng nhiều ở các nhà máy công nghiệp và trung tâm thương mại. Trong quá trình thi công, cần đảm bảo sử dụng vật liệu chất lượng cao và các tiêu chuẩn kỹ thuật để nâng cao khả năng chống mài mòn của đất. Có thể áp dụng phủ lớp sơn chống mài mòn lên bề mặt sàn hoặc các loại sơn sàn có đặc tính chống mài mòn.
Sàn siêu phẳng chống mài mòn và độ bền cao.
Tránh được lượt khí phát thải trong quá trình vận hành
Sàn siêu phẳng giúp giảm khí thải carbon nhờ tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Bề mặt nhẵn mịn giảm ma sát, giúp xe nâng và máy móc di chuyển mượt mà, tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, độ bền cao hạn chế nứt vỡ, giảm nhu cầu bảo trì và sửa chữa, từ đó giảm tiêu thụ vật liệu và năng lượng. Ngoài ra, sàn siêu phẳng hỗ trợ hệ thống tự động hoạt động chính xác hơn, giảm lãng phí và tối ưu hóa vận chuyển trong nhà kho. Tất cả những yếu tố này góp phần giảm đáng kể lượng khí thải carbon trong suốt vòng đời vận hành.
Quy trình thi công sàn siêu phẳng
-
Chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng cần được đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo nền đất ổn định và vững chắc để chịu tải trọng của sàn bê tông. Bê tông cần phải có độ chảy cao, cường độ lớn nhằm mục đích đảm bộ độ bền và khả năng tự san phẳng tốt.
Bước tiếp theo cần lắp đặt hệ thống cốp pha để định hình và giữ cố định kết cấu bê tông trong quá trình đổ và đông cứng, nhằm đảm bảo kích thước và hình dáng theo thiết kế.
-
Đổ bê tông sàn và san phẳng ban đầu
Bê tông được đổ theo từng lớp với sự hỗ trợ của máy bơm bê tông và phải đảm bảo độ dày đồng đều trên toàn bộ bề mặt. Máy đầm rung được dùng để loại bỏ bọt khí, tăng độ đặc chắc cho sàn. Song song cần sử dụng hệ thống máy laser để kiểm tra cao độ mặt sàn để điều chỉnh độ cao, điều chỉnh kịp thời, tránh sai số.
-
Xoa nền và hoàn thiện bề mặt
Sau khi bê tông bắt đầu se mặt, sử dụng máy xoa nền công suất lớn để làm mịn bề mặt. Công đoạn này được lặp đi lặp lại nhiều lần với lưỡi xoa kim loại nhằm đạt độ phẳng tối đa, giúp tạo độ bóng và tăng khả năng chống mài mòn cho sàn.
Sử dụng máy xoa nền để làm mịn bề mặt khi thi công đổ bê tông sàn
-
Bảo dưỡng bề mặt
Sau khi xoa nền, sàn được phủ một lớp bảo vệ chống thấm để tránh nước và bụi bẩn ảnh hưởng đến quá trình đông cứng của bê tông. Lưu ý, sàn cần được giữ ẩm trong thời gian từ 7-14 ngày để đạt được độ cứng tốt nhất cũng như tránh tình trạng nứt hoặc co ngót bề mặt.
-
Kiểm tra độ phẳng của sàn và đo lường tiêu chuẩn
Sau khi sàn được hoàn thiện sẽ được đo kiểm tra bằng máy chuyên dụng Dipstick Floor Profiler để đánh giá độ phẳng và độ bằng của sàn. Nếu sai số vượt quá mức cho phép, kết hợp máy mài công nghiệp để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Cuối cùng, giám sát tiến hành kiểm tra, đo độ phẳng và các thông số kỹ thuật của sàn để bàn giao công trình.
Sàn siêu phẳng là một giải pháp quan trọng trong các hệ thống kho vận, nhà máy, nhà xưởng công nghiệp và các công trình yêu cầu độ chính xác cao. Việc đổ bê tông sàn siêu phẳng hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và công nghệ tiên tiến để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. TECO hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ thêm về loại sàn siêu phẳng,
Xem thêm: Dịch vụ xây dựng nhà xưởng tại Bình Dương chuyên nghiệp, đáng tin cậy.