định vị ống chờ MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép

Quy trình định vị hệ thống ống chờ MEP âm trong cấu kiện bê tông cốt thép

26 Tháng 3, 2025

Trong các công trình xây dựng, hệ thống MEP (cơ điện nước) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vận hành ổn định và hiệu quả. Đặc biệt, việc định vị hệ thống ống chờ trong cấu kiện bê tông cốt thép  cần được thực hiện chính xác ngay từ đầu để tránh những sai sót ảnh hưởng đến chất lượng thi công cũng như chi phí sửa chữa sau này. Một quy trình định vị bài bản không chỉ giúp tối ưu tiến độ thi công mà còn đảm bảo độ bền và khả năng kết nối của hệ thống. Cùng TECO tìm hiểu tất tần tật về quy trình định vị hệ thống ống chờ MEP qua bài viết dưới đây. 

Khái niệm

Định vị hệ thống ống chờ MEP âm  trong cấu kiện bê tông  là quá trình xác định và lắp đặt các đường ống chờ  của hệ thống MEP (Mechanical, Electrical, Plumbing) trước khi tiến hành đổ bê tông sàn hoặc móng. Mục đích chính là giúp đảm bảo hệ thống kỹ thuật MEP được lắp đặt chính xác theo bản thiết kế, tránh việc phải đục phá bê tông sau này. 

định vị ống chờ MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép

Lắp đặt thép sàn kết hợp bố trí ống chờ âm xuyên sàn cho hệ thống MEP

Ý nghĩa của công tác định vị ống chờ MEP âm trong cấu kiện bê tông cốt thép

Dưới đây là mục đích của công đoạn định vị hệ thống ống chờ MEP trong nền bê tông

Đảm bảo tính chính xác, tránh phá vỡ kết cấu: Khi định vị chính xác ống chờ, hệ thống đường ống sẽ được bố trí hợp lý theo bản thiết kế kỹ thuật. Nhờ vậy mà tránh tình trạng phải đục phá bê tông sau khi đổ, gây ảnh hưởng đến kết cấu, giảm cường độ chịu lực của công trình.

Tiết kiệm chi phí và thời gian thi công

Việc bố trí ống chờ giúp giảm thiểu công tác trước giúp giảm thiểu công tác khoan cắt, đục phá, tiết kiệm chi phí sửa chữa và vật liệu. Đồng thời, công tác định vị cũng giúp rút ngắn tiến độ thi công, giúp các đội thi công cơ điện dễ dàng triển khai hệ thống MEP mà không bị gián đoạn.

Đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện ích sử dụng 

Việc định vị ống chờ MEP giúp đảm bảo các hệ thống cấp thoát nước, điện, điều hòa, PCCC được bố trí gọn gàng, đảm bảo không lộ ống kỹ thuật gây mất thẩm mỹ. 

Hỗ trợ công tác bảo trì & nâng cấp sau này

Khi hệ thống ống chờ được đặt đúng vị trí, việc bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế trong tương lai sẽ dễ dàng hơn. Điều này giúp hạn chế rủi ro về hư hỏng kết cấu khi cần sửa chữa hệ thống MEP.

định vị ống chờ MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép

Ý nghĩa của công tác định vị ống chờ MEP.

Quy trình định vị hệ thống ống chờ MEP

Bước 1: Nắm rõ bản vẽ MEP 

Trước khi tiến hành định vị ống chờ MEP và đổ bê tông, cần phải có bản vẽ shop drawing (bản vẽ triển khai chi tiết). Đội ngũ kỹ thuật cần nghiên cứu kỹ lưỡng bản vẽ thiết kế MEP, kết cấu và kiến trúc để đảm bảo vị trí lắp đặt ống chờ không ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Đội ngũ thi công cần xác định được kích thước, vị trí, số lượng ống chờ và phương pháp thi công phù hợp.

Bước 2: Xác Định Vị Trí Lắp Đặt

Dựa trên bản vẽ thi công, đội ngũ kỹ thuật tiến hành xác định vị trí cụ thể của các ống chờ trên mặt bằng. Việc này cần được thực hiện chính xác để tránh xung đột giữa hệ thống MEP và kết cấu. Các vị trí lắp đặt phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến cốt thép chịu lực và tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của công trình.

Bước 3: Gia công và chuẩn bị ống chờ 

Sau khi định vị vị trí lắp đặt, đội ngũ thi công tiến hành gia công ống chờ theo kích thước và vật liệu yêu cầu. Thông thường, ống chờ được làm từ nhựa PVC, thép hoặc ống chịu nhiệt. Ống phải được cắt chính xác, đầu ống được xử lý sạch sẽ để đảm bảo không có vật cản trong quá trình lắp đặt.

Bước 4: Cố định ống chờ trên cốt pha

Trước khi đổ bê tông, các ống chờ được cố định chắc chắn vào cốp pha hoặc hệ cốt thép. Việc này giúp giữ nguyên vị trí của ống chờ trong quá trình đổ bê tông, tránh hiện tượng dịch chuyển hoặc biến dạng. Các phương pháp cố định phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng dây thép buộc vào khung cốt thép.
  • Gắn trực tiếp lên cốp pha bằng keo chuyên dụng hoặc đai giữ.
  • Sử dụng các giá đỡ để giữ cố định vị trí ống chờ.

định vị ống chờ MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép

Thi công hệ thống ống thoát nước và ống kỹ thuật ngầm

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh

Trước khi đổ bê tông, đội ngũ giám sát cần kiểm tra lại vị trí, cao độ và độ chắc chắn của ống chờ. Nếu phát hiện sai lệch so với bản vẽ, cần điều chỉnh kịp thời để đảm bảo tính chính xác. Các thông số kiểm tra bao gồm:

  • Đường kính và vị trí ống chờ.
  • Độ sâu đặt ống trong bê tông.
  • Hướng của ống để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống MEP sau này.

Bước 6: Đổ bê tông

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra, tiến hành đổ bê tông theo quy trình thi công. Trong quá trình đổ, cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo không có hiện tượng dịch chuyển hoặc biến dạng ống chờ. Nếu phát hiện sai lệch, cần khắc phục ngay bằng cách điều chỉnh hoặc gia cố thêm vị trí ống.

Định vị ống chờ âm MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép

Lắp đặt ống chờ xuyên dầm – hình ảnh ống chờ sau khi đổ bê tông hoàn thiện.

Lưu ý khi định vị hệ thống ống MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép

Dưới đây là một số lưu ý khi định vị hệ thống ống chờ MEP:

  • Bố trí ống hợp lý để tránh xung đột: Cần phân chia và sắp xếp các tuyến ống hợp lý để tránh giao cắt hoặc xung đột giữa các hệ thống cấp nước, thoát nước, điện, và thông gió. Nếu không tính toán kỹ, việc sửa chữa sau này có thể làm ảnh hưởng đến kết cấu nền.
  • Cố định chắc chắn trước khi đổ bê tông: Ống MEP cần được cố định bằng giá đỡ hoặc dây kẽm để tránh bị xê dịch khi đổ bê tông. Việc này giúp duy trì đúng vị trí và cao độ theo thiết kế, đồng thời hạn chế nguy cơ ống bị nứt vỡ do áp lực bê tông.
  • Bịt kín đầu ống để tránh bê tông lọt vào: Trước khi đổ bê tông, phải đảm bảo tất cả các đầu ống đều được bịt kín để tránh tình trạng bê tông rơi vào trong ống, gây tắc nghẽn và khó khăn trong thi công sau này.
  • Kiểm tra trước và sau khi đổ bê tông: Trước khi đổ bê tông, cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ống để đảm bảo không có sai sót. Sau khi đổ bê tông, phải tiến hành nghiệm thu để xác định các vị trí ống có đúng thiết kế hay không. Nếu phát hiện sai lệch nhỏ, cần có phương án điều chỉnh ngay để tránh đục phá nền sau này.

Kết luận

Định vị hệ thống ống chờ MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép là công đoạn quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đội thi công. Việc thực hiện đúng quy trình ngay từ đầu sẽ giúp giảm thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí và đảm bảo công trình vận hành hiệu quả. Vì vậy, các kỹ sư và đội ngũ thi công cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước thực hiện để đạt được chất lượng cao nhất cho dự án.TECO hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đã hiểu thêm về ý nghĩa và quy trình định vị hệ thống ống chờ MEP trong cấu kiện bê tông cốt thép.