
Những yếu tố then chốt quyết định chi phí thi công nhà xưởng
Thi công nhà xưởng là một hạng mục đầu tư quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực vận hành, tính hiệu quả và chiến lược mở rộng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lập dự toán chính xác và kiểm soát ngân sách hiệu quả, các chủ đầu tư cần hiểu rõ những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chi phí thi công nhà xưởng. Trong bài viết dưới đây cùng TECO tìm hiểu về các yếu tố quyết định đến chi phí thi công nhà xưởng.
Những yếu tố then chốt quyết định chi phí thi công nhà xưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công nhà xưởng công nghiệp
1. Quy mô và công năng của nhà xưởng
Quy mô công trình là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí thi công nhà xưởng. Diện tích xây dựng, số tầng, chiều cao, số lượng khu vực chức năng (nhà máy sản xuất, kho hàng, văn phòng, khu kỹ thuật…) sẽ quyết định đến:
Khối lượng vật tư cần sử dụng
- Số lượng nhân công và thời gian thi công
- Yêu cầu về kết cấu chịu lực, sàn, móng
- Mức độ đầu tư vào các hệ thống phụ trợ (PCCC, điện – nước, thông gió, xử lý môi trường…)
Lưu ý: Cùng một diện tích sàn nhưng nhà xưởng cần đạt tiêu chuẩn GMP, HACCP hoặc có yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ, độ ẩm, sẽ có chi phí cao hơn đáng kể so với nhà xưởng thông thường.
Quy mô công trình là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí thi công nhà xưởng.
2. Kết cấu và vật liệu xây dựng
Chi phí thi công bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giải pháp kết cấu mà chủ đầu tư và đơn vị thiết kế lựa chọn. Một số yếu tố quyết định bao gồm:
1.Loại móng
Móng đơn, móng băng, móng cọc… được chọn tùy theo địa chất công trình.
Khu vực nền đất yếu sẽ cần xử lý móng phức tạp hơn, kéo theo chi phí tăng.
2. Hệ kết cấu khung
Nhà xưởng khung thép tiền chế thường có chi phí thấp hơn nhà xưởng bê tông cốt thép toàn khối.
Tuy nhiên, đối với nhà xưởng yêu cầu cách âm, cách nhiệt, chống cháy… có thể cần kết hợp các phương án kết cấu đặc biệt, làm tăng chi phí.
3.Vật liệu hoàn thiện
Vật liệu chiếm 40–60% tổng chi phí thi công nhà xưởng. Tùy vào yêu cầu về độ bền, khả năng chịu lực và thẩm mỹ, doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại vật liệu khác nhau:
- Khung thép: Thép tiền chế là lựa chọn phổ biến do độ bền cao, thi công nhanh. Giá thép phụ thuộc vào độ dày, chủng loại (H-beam, I-beam, U-beam…).
- Mái che: Có thể dùng tôn lạnh, tôn cách nhiệt, hoặc panel cách nhiệt. Tôn càng dày, giá càng cao nhưng tuổi thọ lâu hơn.
- Nền nhà xưởng: Bê tông cốt thép trở lên là tiêu chuẩn cho nhà xưởng chịu tải trọng lớn.
- Vật liệu phụ: Cửa cuốn, cửa sổ, hệ thống thoát nước, sơn chống rỉ… cũng ảnh hưởng đến tổng chi phí.
Trong quá trình triển khai dự án, TECO luôn luôn tư vấn cho khách hàng lựa chọn các loại vật liệu có tính bền vững – hiệu quả chi phí – dễ bảo trì, thay vì chỉ quan tâm đến giá thành ban đầu. Vì chúng tôi ưu tiên chất lượng công trình lên hàng đầu trong mọi trường hợp.
3. Địa điểm xây dựng và điều kiện thi công
Địa điểm xây dựng là một trong những yếu tố chi phối nhiều biến số trong thi công:
- Khoảng cách vận chuyển vật liệu và thiết bị đến công trình
- Khả năng tiếp cận của xe cơ giới, máy móc thi công
- Điều kiện thời tiết: Khu vực có mưa nhiều, ngập nước hay vùng cao ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí thi công nền móng
- Yêu cầu pháp lý địa phương: Một số khu công nghiệp hoặc tỉnh thành có quy định riêng về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường… có thể làm phát sinh chi phí bổ sung.
TECO triển khai dự án xây dựng nhà máy SMC Long Đức – Đồng Nai.
4. Hệ thống kỹ thuật & công nghệ đi kèm
Một nhà xưởng hiện đại không thể thiếu các hệ thống phụ trợ như:
- Hệ thống điện (chiếu sáng, cấp điện sản xuất)
- Hệ thống điều hòa, thông gió
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn
- Hệ thống xử lý nước thải, bụi, khí độc (nếu có)
- Chi phí cho các hệ thống này phụ thuộc vào quy mô sản xuất, đặc thù ngành nghề, cũng như mức độ tự động hóa.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông minh như BMS (quản lý tòa nhà), IoT giám sát sản xuất cũng làm tăng ngân sách đầu tư ban đầu nhưng có thể tiết kiệm chi phí vận hành lâu dài.
Hệ thống PCCC là một trong những hệ thống bắt buộc của nhà xưởng công nghiệp.
5. Đơn giá nhân công và thời điểm thi công
Chi phí thi công nhà xưởng cũng bị ảnh hưởng bởi:
- Giá nhân công theo khu vực (TP.HCM, Bình Dương, Long An cao hơn các tỉnh miền Trung)
- Thời điểm xây dựng (mùa cao điểm, giá vật tư và nhân công tăng)
- Tình hình thị trường vật liệu (ảnh hưởng bởi giá thép, xi măng, xăng dầu…)
Lưu ý: Chủ đầu tư nên lập kế hoạch khởi công vào giai đoạn vật tư ổn định, tránh các đợt cao điểm cuối năm hoặc sau Tết để tối ưu chi phí.
6. Yêu cầu về tiến độ
Qúa trình thi công nhà xưởng công nghiệp trung bình thường kéo dài từ 3-6 tháng. Tuy nhiên có thể do đó là dự án mở rộng hoặc cải tạo ngay khuôn viên nhà máy đang sản xuất, phải thi công mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khiến thời gian thi công rút ngắn đáng kể. Việc này đòi hỏi phải tăng cường nhân công, làm việc vào ban đêm để kịp tiến độ. Điều này yêu cầu đơn vị thi công phải chuẩn bị kỹ về nhân lực, máy móc, biện pháp thi công,… Do vậy đẩy chi phí thi công lên cao so với chi phí thông thường.
Lựa chọn nhà thầy tối ưu chi phí thi công nhà xưởng công nghiệp
Việc lựa chọn đúng nhà thầu không chỉ quyết định chất lượng công trình mà còn là yếu tố then chốt giúp tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng. Một nhà thầu giàu kinh nghiệm sẽ hiểu rõ từng giai đoạn thi công, từ thiết kế kết cấu, lựa chọn vật liệu, đến tổ chức thi công hợp lý, giúp tránh lãng phí và hạn chế phát sinh không cần thiết. Ngoài ra, họ có thể đề xuất những giải pháp kỹ thuật tối ưu, rút ngắn thời gian thi công, đồng thời tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có. Hơn nữa, nhà thầu uy tín thường có mối quan hệ với các nhà cung cấp vật tư, giúp thương lượng mức giá tốt hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Với TECO – chúng tôi tự hào là đơn vị thi công nhà xưởng uy tín, chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch đến khi bàn giao công trình, đảm bảo chi phí hợp lý, minh bạch và hiệu quả đầu tư tối ưu.
Xem thêm:
Dự án xây dựng nhà máy Pocari Sweat
Dự án xây dựng nhà máy SMC Long Đức
Dự án xây dựng nhà máy Fujiya Long An
Dự án xây dựng nhà máy Showa Gloves – Bình Dương
Kết luận
Việc thi công nhà xưởng không đơn thuần là dựng lên một công trình bê tông – sắt thép. Đó là một quá trình đầu tư lớn, dài hạn, và đòi hỏi sự tính toán chính xác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng nhà xưởng công nghiệp, TECO cam kết mang lại giải pháp thi công nhà xưởng tối ưu, tiết kiệm và hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá miễn phí phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.
Xem thêm:
6 tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà xưởng uy tín
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG TECO – Nơi kiến tạo giá trị cuộc sống
Địa chỉ: 39 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Bến Nghé, Q1, TP. HCM
Văn phòng đại diện: Số 85, Đường số 19, P. An Phú, TP.Thủ Đức
Email: teco@tecoarch.com
Hotline: 02866 596 979 – 0911 111 929