
Kiến trúc xanh trong thiết kế trường học quốc tế ứng dụng như thế nào?
Trong xu hướng giáo dục hiện đại, ngoài yếu tố công năng thiết kế, thiết kế trường học quốc tế cần đáp ứng các yếu tố khác như thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, bền vững theo thời gian. Trong bối cảnh đó, “kiến trúc xanh” đã trở thành xu hướng quan trọng trong thiết kế trường học quốc tế. TECO mời bạn khám phá tất tần tật về xu hướng kiến trúc xanh và cách ứng dụng hiệu quả vào môi trường học đường.
Khái niệm kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh được định nghĩa là kiến trúc sử dụng các kỹ thuật thiết kế, giải pháp về công nghệ, vật liệu, nguồn năng lượng để kiến tạo một công trình xanh. Không những vậy, công trình đó cần đáp ứng thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên đảm bảo tính hiệu quả trong suốt vòng đời của công trình.
Trong bối cảnh công trình giáo dục, đặc trưng của kiến trúc xanh là thiết kế không gian học đường như một hệ sinh thái thu nhỏ. Mà ở đó, con người, cây xanh, không khí, ánh sáng chung sống, tương tác hài hòa với nhau.
Đây không chỉ là xu hướng mà còn được xem là chiến lược phát triển dài hạn trong giáo dục hiện đại. Hơn cả một nơi giảng dạy, trường học quốc tế là không gian sống – học tập – phát triển toàn diện về thể chất – sức khỏe – tinh thần cho học sinh.
Thiết kế xanh trong trường học quốc tế
Các tiêu chuẩn kiến trúc xanh hiện nay
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ tiêu chuẩn đánh giá và chứng nhận công trình xanh. Dưới đây là một số tiêu chuẩn sử dụng phổ biến trong thiết kế trường học quốc tế:
- LEED (Leadership in Energy and Environmental Design): do Hội đồng công trình xanh Mỹ phát triển, đánh giá dựa trên các yếu tố: hiệu quả năng lượng, sử dụng nguồn nước, vật liệu xanh, môi trường trong lành…
- LOTUS: hệ thống chứng nhận công trình xanh tại Việt Nam, do VGBC (Hội đồng công trình xanh Việt Nam) xây dựng. Đây là tiêu chuẩn đã được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường xây dựng tại Việt Nam.
- BCA Green Mark: Tiêu chuẩn của Singapore, nhấn mạnh về khả năng tiết kiệm tài nguyên và chi phí vận hành.
Các tiêu chuẩn này ra đời nhằm giúp đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả môi trường của công trình. Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, còn có các tiêu chuẩn chứng nhận công trình kiến trúc xanh khác. Ví dụ như EDGE, Green Star (Australia), WELL (Hoa Kỳ), Green Globes (Hoa Kỳ),…
Lợi ích của việc ứng dụng kiến trúc xanh trong thiết kế trường học quốc tế
Kiến trúc xanh mang đến nhiều lợi ích lâu dài, ở nhiều khía cạnh giáo dục và phát triển con người.
1. Tăng cường sức khỏe và hiệu suất học tập của học sinh
Một không gian học tập xanh, với ánh sáng tự nhiên, thông gió hợp lý, vật liệu không độc hại giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong phòng học, giảm bệnh hô hấp, mệt mỏi và nâng cao sự tập trung của học sinh.
2. Tối ưu chi phí vận hành dài hạn
Nhờ sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, hệ thống chiếu sáng thông minh, tái sử dụng nước… các trường học có thể giảm đáng kể chi phí điện nước hàng tháng, nâng cao hiệu quả đầu tư.
3. Giáo dục học sinh về phát triển bền vững
Không gian học tập chính là bài học sống động về trách nhiệm môi trường. Khi lớn lên trong môi trường xanh, học sinh sẽ hình thành ý thức tiết kiệm, yêu thiên nhiên và hướng tới lối sống bền vững.
Kiến trúc xanh trong thiết kế trường học góp phần giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường
4. Nâng cao giá trị thương hiệu của nhà trường
Trường học ứng dụng kiến trúc xanh thể hiện cam kết rõ ràng với cộng đồng, phụ huynh và xã hội về chất lượng giáo dục gắn với trách nhiệm môi trường. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các trường quốc tế ngày càng gia tăng. Nhờ vậy, hình ảnh thương hiệu được gia tăng và được yêu mến hơn, cũng như tạo lợi thế cạnh tranh giữa các trường quốc tế ngày càng tăng.
Ứng dụng kiến trúc xanh trong thiết kế trường học
Một số biện pháp có thể ứng dụng cho mô hình kiến trúc xanh trong thiết kế trường học quốc tế:
1. Tối ưu hóa ánh sáng và thông gió tự nhiên
Bố trí lớp học theo hướng đón gió và ánh sáng tự nhiên và ứng dụng các công nghệ tiết kiệm điện khác nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng để học tập và giảng dạy. Điều này giúp giảm phụ thuộc vào điều hòa và đèn điện.
Bố trí không gian tối ưu ánh sáng tự nhiên
2. Kiến tạo nhiều mảng xanh trong không gian học tập
Cần bố trí hài hòa không gian xanh ở khu vực lớp học, khuôn viên,… cho không gian trường thêm xanh. Điều này không chỉ giúp điều hòa không khí mà còn tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với thiên nhiên. Học tập và vui đùa mỗi ngày dưới không gian xanh giúp học sinh được vận động, thư giãn, học hỏi và phát triển toàn diện.
3. Sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường
Đây là biện pháp không thể thiếu trong áp dụng mô hình kiến trúc xanh. Gỗ tái chế, gạch không nung, sơn không chứa VOC, kính cách nhiệt được xem là những vật liệu xanh – chất lượng – bền vững nên được ưu tiên sử dụng. Ngoài tác dụng giảm thiểu tác động đến môi trường, chúng còn giúp đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên.
Thiết kế sử dụng các vật liệu, nội thất thân thiện với môi trường
4. Thiết kế không gian mở, kết nối với thiên nhiên
Cụ thể, có thể tạo ra không gian học tập linh hoạt như sân chơi ngoài trời, vườn sinh thái, khu vực học nhóm ngoài trời,…. Điều này giúp tăng khả năng tương tác với thiên nhiên và khơi nguồn sáng tạo cho học sinh.
Không gian giáo dục mở, kết nối với thiên nhiên bên ngoài
5. Tích hợp công nghệ tiết kiệm năng lượng
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời, hệ thống điều hòa trung tâm hiệu suất cao, đèn LED cảm biến chuyển động… góp phần cắt giảm năng lượng tiêu thụ một cách đáng kể.
Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác có thể kết hợp để kiến tạo không gian xanh cho trường học quốc tế, mang đến một không gian lý tưởng, nuôi dưỡng sự phát triển của thế hệ tương lai.
Xem thêm:
5 nguyên tắc cốt lõi trong thiết kế trường tiểu học quốc tế
Khám phá 7 tiêu chuẩn vàng trong thiết kế lớp học mầm non quốc tế
Kết luận
Kiến trúc xanh không chỉ là xu hướng mà đang dần trở thành tiêu chuẩn trong thiết kế trường học quốc tế. Một ngôi trường được thiết kế xanh sẽ là nền tảng bền vững để nuôi dưỡng thế hệ công dân toàn cầu – những người có tư duy tiến bộ, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng thích ứng cao với thế giới biến đổi.
Kiến trúc xanh được xem là xu hướng tất yếu của thời đại, không chỉ ở thiết kế trường học quốc tế mà còn các công trình kiến trúc nói chung. Chúng ta cùng nhau nỗ lực hướng đến một tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho tương lai mau sau. TECO hy vọng rằng, qua bài viết, các chủ đầu tư, nhà thầu, kiến trúc sư,… đã có thêm nhiều góc nhìn hữu ích về xu hướng tất yếu của nhân loại.